VINA BRAND
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Marketing
  • Rohto và câu chuyện về uy tín kinh doanh

Rohto và câu chuyện về uy tín kinh doanh

Nói về sự thành công của bất kỳ một tập đoàn trên thế giới ngày nay không còn là điều quá đặc biệt. Nhưng có một câu chuyện đến bây giờ vẫn còn cuốn hút sự theo dõi của người nghe khi nhắc đến. Đó là câu chuyện về tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới, Rohto ở Osaka, Nhật Bản.

Với phương châm “Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp”, Rohto toàn cầu luôn mong muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Hơn 100 năm qua, Rohto đã phát triển và mở rộng việc kinh doanh trên cả 5 châu lục. Hiện có 11 chi nhánh của tập đoàn Rohto trên khắp thế giới và sản phẩm của Rohto được bán rộng rãi tại 120 quốc gia.
 
Câu chuyện Rohto
 
Mùa hè năm 1984, Yunggi, một hãng dược phẩm lớn của Trung Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh lâu dài với đối tác nước ngoài. Một trong những điểm được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của họ là “phải tìm cho được một đối tác có kinh nghiệm, có uy tín và hiểu biết tốt về thị trường dược phẩm”. Tập đoàn Rohto có mạng lưới dược phẩm được đánh giá là tương đối rộng và hiệu quả đã được lựa chọn. Quá trình đàm phán, lập và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ diễn ra rất tốt đẹp. Rohto rất vui vì có được một đối tác lớn về công nghệ và vốn, ngõ hầu có thể giúp họ thực hiện ước mơ vươn lên dẫn đầu thị trường dược phẩm thế giới, bên phía hãng Yunggi cũng vừa lòng vì đã tìm được đối tác chuyên nghiệp về dược phẩm và có một mạng lưới phân phối lâu năm và rộng khắp.
 
Tuy vậy, vào lúc cuối cùng, giám đốc điều hành của Rohto đã yêu cầu hãng Yunggi ghi nhận công sức mà ông đã bỏ ra bao năm để phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm cũng như uy tín của Rohto với khách hàng với việc tăng phần vốn góp của Rohto trong liên doanh bằng uy tín được quy đổi thành tiền. Nhiều người cho rằng đòi hỏi của giám đốc Rohto là hơi quá. Đã đành ông hao đổ mồ hôi sôi nước mắt để gây dựng nên doanh nghiệp ngày hôm nay, nhưng nếu không có như vậy liệu Yunggi có lựa chọn Rohto hay không?
 
Không có cách nào khác, hãng Yunggi đành phải xin tạm dừng hợp tác để xem xét tình hình. Và thật ngạc nhiên, sau 3 ngày, Yunggi đề nghị gặp gỡ bàn bạc lần cuối cùng. Trong cuộc gặp, Yunggi chấp thuận về mặt nguyên tắc các yêu sách của Rohto. Sau một hồi mặc cả, điều khoản về vốn góp đã được thông qua, các bên thoả thuận ghi nhận việc Rohto được tăng thêm phần vốn góp bằng lợi thế kinh doanh trị giá tương tương 2 triệu USD.
 
Phải chăng hãng Yungg đã hớ khi chấp thuận cho Rohto được góp vốn bằng một loại tài sản có tên là “Lợi thế kinh doanh”? Hoàn toàn không phải như vậy? Đây là luật chơi và là nguyên lý cơ bản của thị trường.
 
Vị giám đốc Rohto xuất thân từ một người bán thuốc lẻ, không có bằng cấp kinh doanh như các giám đốc khác. Nhưng hơn ai hết, ông thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn khi gây dựng cơ nghiệp. Hơn ai hết ông cảm nhận được giá trị thực của thương hiệu mà nhiều người vẫn bàn ra rả nhưng thực ra chưa ai rõ là gì cả. Và hãng Yunggi cũng hiểu rằng, khi liên doanh với Rohto, ngay lập tức hãng sẽ tận dụng được hệ thống phân phối rộng khắp của đối tác lợi hại này. Sản phẩm của hãng sẽ dễ chấp nhận hơn với người tiêu dùng do có tên của Rohto trong sản phẩm của mình. Nếu một mình một người, Yunggi sẽ phải mất ít nhất hàng chục năm cùng với chi phí tiếp thị tốn kém để tạo dựng được uy tín trên thương trường.
 
Lợi thế kinh doanh – ưu thế lớn không thế bỏ qua!
 
Khái niệm lợi thế kinh doanh chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường khởi nguồn từ thành công của công ty đầu tư Becrshy Hathaway của tỷ phú Warren Buffet. Becrshy Hathaway đã đầu tư vào hàng loạt công ty trong thập kỷ 70 dựa trên lợi thế kinh doanh nhiều hơn là tài sản. Chính vì vậy, thay vì đầu tư vào Boeing, họ đầu tư vào Mc Donald, họ nắm giữ cổ phiếu của Nike chứ không đầu tư vào Ford Motor. Bởi lẽ các doanh nghiệp này đã tạo ra được lợi thế kinh doanh trước các đối thủ cạnh tranh rõ ràng hơn nhiều so với hai người khổng lồ Boeing và Ford Motor.
 
Theo Warren Buffet, trong nền kinh tế hậu công nghiệp, giá thị trường của doanh nghiệp chủ yếu sẽ được cấu thành từ lợi thế kinh doanh thay vì giá trị tài sản trên sổ sách. Mỗi khi tiến hành các thương vụ mua, sáp nhập hay đầu tư, yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm chính là gía thị trường (market value) của doanh nghiệp, dựa theo công thức sau: Giá thị trường = Giá trị trên sổ sách + Lợi thế kinh doanh.
 
Trong trường hợp đầu tư của Yunggi, hãng hoàn toàn không quan tâm dến vốn và tài sản của Rohto. Cái họ quan tâm chính là giá trị thị trường được cấu thành chủ yếu từ lợi thế kinh doanh của Rohto. 
 
Vậy, khi nào và trong điều kiện gì thì các doanh nghiệp cần quan tâm đến lợi thế kinh doanh? Khi đầu tư vào các thị trường mới tại những nước đang phát triển, các công ty nước ngoài thường chủ yếu lựa chọn đối tác bản địa và thành lập công ty liên doanh cho dự án đầu tư tại quốc gia sở tại trong các trường hợp sau:
 
1/ Tận dụng đựoc những kỹ năng và kinh nghiệm về thị trường của đối tác bản địa.
2/ Dựa được vào uy tín và các mối quan hệ hành lang sẵn có của đối tác sở tại đối với cơ quan chính quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cấp phép hoặc hoạt động kinh doanh về sau này.
3/ Tận dụng được đội ngũ lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao của đối tác bản địa.
 
Không phải tình cờ mà khi đầu tư vào một dự án lắp ráp xe hơi tại Trung Quốc, một đại gia trong ngành sản xuất ôtô Nhật Bản lại cứ chào kéo bằng được một công ty thuộc Bộ công nghiệp Trung Quốc tham gia dự án. Một tập đoàn khách sạn giải trí cũng chẳng dại gì gạ gẫm công ty du lịch môt tỉnh miền núi tham dự vào dự án lớn về du lịch giải trí. Thứ mà họ quan tâm ở đây là lợi thế kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác trên thị trường.
 
Theo ĐTTC