VINA BRAND
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Vẻ đẹp nude trong cuốn 'Tranh tường khỏa thân'

Cuốn sách, với 156 tác phẩm Tranh tường, tượng nude của 52 họa sĩ, nhà điêu khắc được coi là một trong những chuyên đề đầu tiên về đề tài khỏa thân được xuất bản tại Việt Nam.

Trước đó, bộ sách ảnh nude Xuân thì của nhiếp ảnh gia Thái Phiên từng được ra mắt vào tháng 12/2007 Tranh tường. Nhưng ở lĩnh vực hội họa và điêu khắc thì Tranh tượng khỏa thân, do NXB Văn hóa Thông tin ấn hành, là công trình đầu tiên tập hợp các tác phẩm nude tiêu biểu của những tên tuổi lớn trong làng mỹ thuật Việt Nam.

Ký họa bút chì "Hương quê" của tác giả Phạm Ngọc Thanh.

Tại lễ ra mắt sách diễn ra vào sáng 22/1, họa sĩ Ngô Thành Nhân, người tổ chức thực hiện cuốn sách cho biết, trong quá trình chuẩn bị Tranh tường, ông và các đồng nghiệp đã trải qua những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi, từ việc tập hợp tác phẩm, tuyển chọn, xin cấp phép cho tới việc chọn nơi trưng bày... Ông Thành Nhân kể: "Đây là một đề tài tế nhị và chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam, nên ban đầu, khi đưa ra đề nghị, các họa sĩ đều lắc đầu tỏ ý: không thể làm nổi. Thậm chí, một nữ họa sĩ đã xin rút vào phút chót vì lưỡng lự không biết có nên ghi chú vào tác phẩm của mình là 'khỏa thân tự họa' hay không".
* Một số tác phẩm nude trong cuốn sách



Ngay cả khi đã được sinh hạ vuông tròn, những người thực hiện cũng phải "nhìn trước ngó sau" để chọn chỗ "trình làng" cho cuốn sách. "Ban đầu, chúng tôi định tổ chức trưng bày tác phẩm ngay tại Nhà sách của Tổng công ty sách Việt Nam - đơn vị phát hành độc quyền. Nhưng ngẫm đi ngẫm lại, ở đó có gian sách thiếu nhi. Vì vậy chúng tôi phải chuyển chỗ để tránh ảnh hưởng đến các em nhỏ".
Họa sĩ Ngô Thành Nhân chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện cuốn sách Tranh tường.

Trước sự ra đời của cuốn sách, nhà phê bình Lê Quốc Bảo đánh giá, đây là Tranh tường "một bước tiến mới trong cuộc đối thoại giữa mỹ thuật Việt Nam với công chúng, với mỹ thuật thế giới". Còn họa sĩ Trịnh Yên cho rằng: "Chỉ có sự cởi mở với nghệ thuật nude mới có thể đối chọi lại với những loại hình sex phản cảm tràn lan trên Internet hiện nay".